1. Dầu ăn có lợi cho sức khỏe như thế nào?
Các nhóm chất như đạm, tinh bột, đường, chất béo đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể của trẻ nhỏ và người lớn. Chính vì thế, chúng ta không nên loại bỏ hoàn toàn một trong số những nhóm chất nói trên trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Trong đó, chất béo có nhiệm vụ quan trọng trong việc cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ xương phát triển và rất cần thiết đối với các hoạt động, sự phát triển trí não, thị giác hay hệ miễn dịch,...
Nếu sử dụng đúng cách, dầu ăn có thể mang lại một số lợi ích đối với sức khỏe như sau:
-
Dầu ăn có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể: Trung bình 1g dầu ăn có chứa 9 Kcal.
-
Dầu ăn chính là dung môi để hòa tan các loại vitamin như vitamin A, D, E, K.
-
Bổ sung dầu ăn cũng chính là cách cung cấp một số axit béo thiết yếu cho cơ thể, giúp da mịn màng, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp cơ thể tăng trưởng và mang lại những lợi ích nhất định đối với các cơ quan sinh sản.
-
Giúp các món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
-
Dầu ăn có thể lưu trữ lâu trong dạ dày nên có thể tạo cảm giác no lâu.
Mỗi chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, đặc biệt là việc lựa chọn những thực phẩm sạch, lành mạnh. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, nhưng cũng không nên loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ, tốt nhất hãy ăn với một hàm lượng vừa đủ. Đồng thời, cần trang bị những kiến thức cơ bản về cách sử dụng dầu ăn có lợi cho sức khỏe. Điều đặc biệt là hãy lựa chọn loại dầu đảm bảo nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Hướng dẫn cách sử dụng dầu ăn có lợi cho sức khỏe
2.1. Một số loại dầu ăn có lợi cho sức khỏe
- Dầu đậu nành: Loại dầu này có nguồn gốc từ hạt đậu tương và có chứa một số chất chống oxy hóa, omega-3, axit béo đa không bão hòa.
- Dầu oliu: Đây là một trong những loại dầu ăn được nhiều người ưa chuộng và rất tốt cho sức khỏe. Dầu oliu có chứa chất béo không bão hòa đơn có thể kiểm soát hàm lượng cholesterol, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Dầu lạc: Có chứa nhiều axit béo tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, dầu lạc còn có chứa axit oleic, palmitic, linoleic, stearic cùng với một số vitamin và nhiều hợp chất khác mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
- Dầu mè: Dầu mè còn được gọi là dầu hạt vừng, có tác dụng rất tốt trong việc làm tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn. Đồng thời dầu mè còn có thể giúp bạn hỗ trợ cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ gặp phải những vấn đề về tim mạch.
- Dầu hướng dương: Trong dầu hướng dương có chứa nhiều chất béo không bão hòa và hàm lượng vitamin E khá cao. Bên cạnh đó, loại dầu này cũng có chứa một axit béo omega-6 có thể gây ra béo phì nếu bạn ăn quá nhiều.
- Dầu hạt cải: Loại dầu này có nguồn gốc từ mù tạt và mang lại những lợi ích sức khỏe nhất định cho hệ tim mạch. Một số dưỡng chất có trong dầu hạt cải như axit béo omega-9 và omega-3 cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, cũng giống như dầu hướng dương, dầu hạt cải có axit béo omega-6 và có nguy cơ gây tiểu đường, béo phì nếu bạn lạm dụng.
2.2. Cách sử dụng dầu ăn có lợi cho sức khỏe
Dầu ăn có thể giúp món ăn thêm hấp dẫn và mang lại những lợi ích sức khỏe nếu chúng ta sử dụng đúng cách. Ngược lại, nếu bạn sử dụng sai cách có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
-
Thời điểm và nhiệt độ
Hai yếu tố thời điểm và nhiệt độ rất quan trọng để đảm bảo dầu ăn có lợi cho sức khỏe và giúp cho món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn. Trước tiên, bạn hãy làm nóng chảo và sau đó cho dầu vào, đun nóng dầu cho đến khi dầu sủi tăm thì có thể cho nguyên liệu vào.
Nhiệt độ để chiên rán thực phẩm nên ở trong khoảng từ 160 đến 180 độ C. Trong khi rán thức ăn, bạn nên chỉnh nhiệt độ ở mức ổn định, nhiệt độ cao quá sẽ không tốt nhưng nếu nhiệt độ thấp quá sẽ khiến cho dầu dễ bị ngấm vào món ăn khiến thức ăn không giòn và lâu chín hơn.
-
Lựa chọn những loại dầu ăn phù hợp với từng loại thực phẩm
Mỗi loại dầu ăn sẽ phù hợp với các loại thực phẩm và cách chế biến khác nhau, chính vì thế bạn cần trang bị kiến thức cơ bản để có thể chế biến những bữa ăn ngon, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Cụ thể cần lưu ý như sau:
+ Đối với những món salad: Khi chế biến cần lựa chọn những loại dầu hương vị thanh dịu và có thể sử dụng ở nhiệt độ thường, chẳng hạn như dầu oliu.
+ Đối với các món xào, rán: Nên lựa chọn những loại dầu có khả năng chịu nhiệt tốt giúp cho món ăn mềm, ngon và đảm bảo dinh dưỡng.
+ Đối với các món chiên rán bạn cũng nên lựa chọn những loại dầu ăn có thể chịu được nhiệt độ cao để món ăn vừa đảm bảo sức khỏe lại vẫn đảm bảo độ giòn ngon, hấp dẫn vị giác. Khuyến cáo nên sử dụng thức ăn chế biến ở dạng hấp luộc, hạn chế sử dụng thức ăn xào, rán.
-
Không nên sử dụng dầu chiên lại nhiều lần
Nhiều bà nội trợ muốn tiết kiệm chi phí sinh hoạt nên có thói quen sử dụng dầu cũ để chiên lại nhiều lần. Tuy nhiên, đây là một thói quen gây hại cho sức khỏe và cần loại bỏ sớm.
Nếu bạn chiên đi chiên lại các loại dầu ăn, nhất là những loại dầu có khả năng chịu nhiệt kém thì có thể gây ra tình trạng dầu ăn bị oxy hóa. Tình trạng này khiến cho những chất dinh dưỡng trong thực phẩm chẳng hạn như các loại vitamin và các axit béo Omega 3-6-9 sẽ bị phá hủy, đồng thời tạo ra những chất độc hại cho cơ thể, gây ra nhiều loại bệnh tật, như bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường,... Hơn nữa, dầu ăn đã chiên lại nhiều lần sẽ khiến cho món ăn không còn hấp dẫn.
Thucphamgiasi.vn chuyên cung cấp sỉ lẻ giỏ quà tết từ đơn giản đến cao cấp với giá cả cạnh tranh nhất. liên hệ tư vấn đặt qua số hot line: 0937204206