1. Mẹ bầu có ăn cua được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được cua và nên tiêu thụ khoảng 168gr cua 2 lần/ 1 tuần.
Hàm lượng canxi có trong cua sẽ giúp phát triển khung xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời tránh việc thiếu hụt canxi ở mẹ. Trong thời kỳ thai nghén, mẹ và bé đều cần được cung cấp một lượng lớn canxi. Nếu thiếu đi lượng canxi cần thiết, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng: Đau nhức xương, chảy máu răng,...
Ngoài ra, trong thịt cua còn chứa omega-3, protein, vitamin B, vitamin A, vitamin D giúp trẻ tăng sự phát triển. Amino axit, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chất sắt chống thiếu máu và folate giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong thịt cua có chứa một lượng nhỏ 2 loại chất độc: Dioxin và polychlorinated biphenyls. Nếu nhiễm phải 2 loại chất này sẽ có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho trẻ, gây sinh non hoặc sảy thai. Do đó, nếu mẹ bầu có thể chất khỏe mạnh, không có các triệu chứng dị ứng hoặc các vấn đề khác thì có thể ăn cua bình thường. Ngược lại, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
2. Giá trị dinh dưỡng của cua với thai nhi
Thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trong 100gr thịt cua có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
Ngoài ra trong thịt cua còn có nhiều omega 3, vitamin A, vitamin B, vitamin D. Các thành phần dinh dưỡng trên giúp cho trẻ phát triển cấu trúc xương, phát triển các dây thần kinh và tai, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể mẹ và bé.
Tốt cho mắt và não của trẻ
Omega 3 và các chất béo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ và sáng mắt của trẻ. Bên cạnh đó, omega 3 còn giúp các mẹ bầu tránh khỏi nguy cơ bị đột quỵ.
Bổ sung folate cho thai nhi
Folate là chất không thể thiếu cho thai nhi vì đây là một loại hoạt chất giúp ngăn ngừa tình trạng khuyết tật ống thần kinh cho trẻ. Folate được tìm thấy trong nhiều loại rau, trái cây và đặc biệt là có trong thịt cua rất nhiều.