Giống như hầu hết các động vật có vỏ, cua chết thường sẽ bị phân hủy nhanh chóng và gây ra mùi khó chịu nên hãy nhớ lựa chọn thật kỹ để mua được cua còn tươi, sống. Trong trường hợp mua cua đông lạnh thì hãy tìm những cửa hàng uy tín và chắc chắn được bảo quản một cách tốt nhất. Dù cua gì đi chăng nữa thì điều đầu tiên cần làm trước khi nấu ăn đó chính là sơ chế cua. Vậy còn chần chờ gì mà không xem ngay những gợi ý dưới đây nè.
1 Tìm hiểu về cua biển
Giá trị dinh dưỡng của cua biển
Giá trị dinh dưỡng cực cao là một trong những điều khiến cua biển luôn nằm trong top những loài hải sản được yêu thích nhất. Cứ mỗi 100g cua biển sẽ cung cấp khoảng 85-90 kcal, bên trong chứa nhiều dưỡng chất như khoáng chất, protein, lipid, canxi, phốt pho, sắt, kali, magie, vitamin B1, B2,... Đặc biệt, cua biển còn là nguồn cung axit béo omega 3 vô cùng dồi dào nữa đấy!
Với nhiều dưỡng chất tuyệt vời như thế, cua biển thật sự là một loại thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Sau đây là một số tác dụng nổi bật mà việc ăn cua biển mang lại Có lợi cho sức khỏe tim mạch: Hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào trong thịt cua có tác dụng cân bằng cholesterol trong máu, giảm đông máu và hỗ trợ chống viêm. Từ đó, giúp hạ huyết áp, giảm căng thẳng tim và phòng bệnh xơ vữa động mạch. Phòng ngừa bệnh thiếu máu: Vitamin B12 và folate có trong cua biển giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu. Ngoài ra, thịt cua còn chứa nhiều đồng, có tác dụng gia tăng sự hấp thu sắt, thúc đẩy sản xuất hồng cầu và lưu thông máu. Lượng sắt có trong cua biển cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và lưu thông máu.
- Tốt cho não bộ: Thịt cua chứa nhiều đồng, vitamin B2, selen và axit béo omega-3, đây là những dưỡng chất vô cùng tốt cho nhận thức và hoạt động của hệ thần kinh. Việc ăn cua cũng giúp tăng cường myelin, bảo vệ dây thần kinh, tiêu viêm và các mảng bám bên trên, cho bạn một hệ thần kinh khỏe mạnh.
- Chống viêm: Cua biển rất giàu axit béo omega-3, selen,... là những hoạt chất có tính kháng viêm, từ đó, giúp giảm viêm, tiêu viêm cho cơ thể, giải quyết các vấn đề về viêm khớp và đường tiêu hóa.
- Thúc đẩy xương phát triển: Canxi và phốt pho có trong cua biển là 2 thành phần có vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương. Ăn cua thường xuyên và hợp lý giúp xương bạn chắc khỏe hơn và phát triển tốt hơn.
- Tăng cường miễn dịch: Hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa có trong thịt cua giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể tốt hơn, vô hiệu hóa các gốc tự do gây đột biến tế bào. Đặc biệt, 2 khoáng chất selen và riboflavin có tác dụng mạnh mẽ trong tăng cường miễn dịch, phòng ngừa và chống một số bệnh mạn tính.
- Giải độc cơ thể: Như đã nói ở trên, thịt cua chứa nhiều selen và riboflavin, có tác dụng chống oxy hóa và tăng sản xuất chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do. Ngoài ra, thịt cua cũng chứa nhiều phốt pho có công dụng cải thiện chức năng gan và thận, 2 cơ quan đóng vai trò giải độc cho cơ thể.
- Hỗ trợ tuần hoàn: Thịt cua chứa 2 khoáng chất quan trọng với quá trình tuần hoàn, đó là sắt và đồng. Sắt là dưỡng chất không thể thiếu trong sản xuất hồng cầu, thúc đẩy tuần hoàn và đảm bảo máu có thể mang theo oxy đến các cơ quan của cơ thể. Trong khi đó, đồng có tác dụng thúc đẩy sự hấp thụ sắt trong thành ruột.
Cách chọn cua biển ngon
Tùy theo sở thích và món ăn cần chế biến, bạn sẽ có những cách khác nhau để chọn được cua nhiều thịt hoặc nhiều gạch. Sau đây là một số mẹo mua cua ngon thường được sử dụng:
- Nên chọn cua biển còn tươi sống, có vỏ màu xám đục, chân và càng còn linh hoạt
- Nên chọn cua có vỏ màu xám đục, phần yếm rắn chắc và dính chặt vào thân. Nếu muốn cua nhiều thịt, bạn nên chọn con có lớp da lụa màu hồng đỏ hoặc hồng sẫm, thẳng bóng.
- Bạn cũng nên lưu ý chọn những con cua còn tươi sống, chân và càng còn linh hoạt, gai phía trên vẫn sắc nguyên.
- Không nên chọn những con có que càng và mai hơi ngả màu xanh, yếm mềm vì đây là những con ít thịt, xốp, không ngon.
- Nếu cần cua gạch thì nên mua cua cái, cần cua thịt nhiều thì chọn cua đực.
Cách sơ chế cua biển
Bước 1: Giữ nguyên dây buộc và tiến hành chọc tiết cua trước. Hãy lật cua lên, lật yếm dưới bụng và dùng dao đâm thẳng vào hõm dưới bụng cua cho đến khi thấy chân và càng duỗi thẳng là được.
Bước 2: Tháo dây buộc cua và làm sạch nó kỹ hơn. Bạn nên sử dụng một chiếc bàn chải và chà rửa cua kỹ càng dưới vòi nước đang chảy. Đặc biệt, phải chú ý đến những vị trí có nhiều rong rêu bám trên mình cua như: 2 bên hông, càng, chân,...
Bước 3: Tách lấy phần yếm, lông nằm bên trong yếm và phổi cua đem bỏ trước khi chế biến thành món ăn bạn thích. Nếu bạn làm cua hấp thì tách mai ra khỏi thân trước khi làm. Còn luộc hay nướng thì cứ để nguyên con.
Trên đây chính là quá trình sơ chế cua biển đơn giản cho bạn tự làm tại nhà đó. Những lần đầu, thao tác có thể chưa quen, còn lúng túng nhưng sau vài lần là bạn sẽ quen ngay thôi. Hãy tự sơ chế cua tại nhà để đảm bảo được vệ sinh hơn bạn nhé!
Giá cua biển 1kg
Tùy theo kích cỡ, thời gian, địa điểm và loại cua cần mua mà giá của cua biển có thể có nhiều sự chênh lệch. Sau đây là bảng giá cua biển Cà Mau, gồm cua gạch và cua thịt với các kích cỡ khác nhau, mời các bạn tham khảo:
Thucphamgiasi.vn chuyên cung cấp cua cà mau cao cấp với giá cả cạnh tranh nhất. liên hệ tư vấn đặt qua số hot line: 0937204206